2 thg 1, 2014

ĐỪNG BỐI RỐI KHI TRẺ NẤC CỤT


Nhìn trẻ nấc cụt rất khó chịu nhưng các bậc cha mẹ lại không biết phải xử trí thế nào. Và hiếm có ai đưa con đi bác sĩ vì nấc cụt cả.

"Hic!". Lỗi là do cơ hoành. Đây là một cơ hình vòm nằm ở đáy ngực, và là nguyên nhân gây ra nấc cục. Cơ hoành hầu như luôn hoạt động rất tốt. Khi hít vào, cơ hoành co, hạ xuống giúp không khí tràn vào phổi. Khi thở ra thì cơ hoành giãn và đẩy lên. Nhưng thỉnh thoảng, khi bị kích thích, cơ hoành hạ xuống một cách không liên tục, làm ta hít không khí vào cổ họng một cách đột ngột. Không khí ồ ạt tràn vào thanh quản làm xuất hiện nấc cụt.



Những nguyên nhân làm kích thích cơ hoành như ăn quá nhanh hay quá nhiều, một sự kích thích ở dạ dày hoặc cổ họng, cảm giác lo lắng hoặc phấn khích. Uống quá nhiều soda cũng góp phần gây nấc cụt.

Đây là một vài mẹo nhỏ có thể giúp trẻ hết nấc cụt:
- Với trẻ lớn, để đường cát nhuyễn vào miệng và bảo trẻ nuốt ngay, nếu không hết bạn có thể lập lại 3 lần cách nhau 2 phút. Trẻ nhỏ hơn có thể thay bằng siro, ngũ cốc hoặc nước chín.
- Ngoài ra, có thể bảo bé hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối, ăn nước đá hoặc ăn một ít gừng tươi, dùng nước súc miệng.
- Và cách phổ biến nhất là bảo ai đó bất ngờ làm trẻ giật mình và sợ.

Hầu hết các trường hợp nấc cụt chỉ khoảng vài phút. Nhưng vài trường hợp có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần, điều này rất bất thường và thường là dấu hiệu của một bệnh khác. Cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu như nấc cụt liên tục trên 3 giờ (là khoảng thời gian để làm trống dạ dày) hoặc bé quá bứt rứt, khó chịu.

Nguồn: kidsheath.org và Better Heath Channel
Biện tập: Lam Tuong Nguyen

Unknown

CLB Bé Khỏe Bé Ngoan là tổ chức thiện nguyện phi lợi nhuận, chuyên về các hoạt động giáo dục sức khỏe cho bệnh nhi nội trú ở các bệnh viện trên địa bàn TP.

0 nhận xét:

 

Copyright @ 2013 CLB tình nguyện Bé khỏe bé ngoan..