3 thg 12, 2013

CHẤN THƯƠNG ĐẦU GỐI Ở TRẺ EM.


Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em thường thích vận động, chạy nhảy cùng bạn bè để tham gia các trò chơi thể thao yêu thích. Tuy nhiên, các vấn đề chấn thương đầu gối luôn mang lại sự lo lắng cho các bậc cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và an tâm trong việc phòng tránh và xử lý khi bé bị chấn thương đầu gối.

Chẩn đoán chấn thương bằng cách nào?
- Bác sĩ sẽ cho bé nằm trên mặt phẳng để ổn định đầu gối và kiểm tra các phần lien quan đến chấn thương.
Ngoài ra, các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như MRI, X-quang, hoặc CT scan cũng có thể được thực hiện để xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu gối

Điều trị chấn thương đầu gối.
- Bất kỳ đứa trẻ bị chấn thương đầu gối nên nghỉ ngơi và giảm thiểu các hoạt động vận động liên quan đến đầu gối càng nhiều càng tốt.
- Sau khi chấn thương, ngay lập tức chườm đá vào khu vực này khoảng thời gian 20 phút để làm giảm sưng và sử dụng băng nén để giúp ổn định đầu gối. Các bậc cha mẹ chú ý không để cho bé chịu nhiều trọng lượng trên đầu gối đồng thời nâng cao chân trên gối hoặc vật mềm khác để giảm đau và sưng.
- Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng viêm nếu con của bạn có viêm nặng và đau .
- Sau khi điều trị ban đầu, một số trẻ em có thể mang khóa động đầu gối để tránh sự di chuyển chân quá nhiều trong một vài tuần và có thể cần phải sử dụng nạng để đi lại.
- Chấn thương đầu gối nghiêm trọng hơn có thể cần phải phẫu thuật để tái tạo lại đầu gối nếu đứa trẻ đã bị rách dây chằng hay gân hoặc gãy xương.
- Trong nội soi khớp, bác sĩ phẫu thuật tạo một lỗ nhỏ ở đầu gối và chèn một soi khớp vào khớp . Các soi khớp có một máy quay video được nối với một màn hình TV để cung cấp cho các bác sĩ phẫu thuật các hình ảnh phóng đại trong ca phẫu thuật. Nếu chấn thương quá phức tạp, các bác sĩ phẫu thuật sẽ phải chuyển sang phẫu thuật "mở", đòi hỏi một vết rạch lớn hơn để xem khu vực này bằng mắt thường.
- Bất kể trẻ có nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở thông thường, thời gian phục hồi chấn thương đầu gối sẽ kéo dài từ vài tuần đến một vài tháng.
- Hầu hết trẻ em bình phục từ chấn thương đầu gối sẽ cần đến liệu pháp phục hồi chức năng để giúp chữa lành đầu gối, khôi phục lại tầm vận động, lấy lại sức mạnh ở đầu gối, đùi và cẳng chân cơ bắp để ngăn chặn teo cơ, giảm đau và sung, cải thiện sự cân bằng và khôi phục hiệu suất chức năng cho các hoạt động vận động.

Ngăn ngừa chấn thương đầu gối
- Ngăn ngừa chấn thương đầu gối sẽ góp phần tránh sự đau đớn và phức tạp của việc phẫu thuật.
- Nếu các bé chơi thể thao, cha mẹ hãy nhắc nhở bé trang bị các thiết bị bảo vệ thích hợp trong quá trình vận động và thi đấu thể thao. Việc bảo vệ ống chân (cũng như mũ bảo hiểm và giày hỗ trợ…) sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương .
- Trong tập luyện, luôn luôn đảm bảo trẻ em làm ấm người, khởi động trước khi cuộc chơi bắt đầu, đồng thời làm mát cơ thể sau khi kết thúc.
- Khuyến khích trẻ tập yoga để cải thiện tính linh hoạt cho các cơ.
- Khi nhảy, cha mẹ hãy nhắc nhở con uốn cong đầu gối trong khi tiếp đất nhằm giảm áp lực cho đầu gối và ngăn ngừa chấn thương.
- Đối với trẻ em, chơi thể thao điều độ và thường xuyên dù ở mức độ thấp có thể giúp bé giảm nguy cơ chấn thương.

Biên dịch và tổng hợp: Anh LP Thai

Unknown

CLB Bé Khỏe Bé Ngoan là tổ chức thiện nguyện phi lợi nhuận, chuyên về các hoạt động giáo dục sức khỏe cho bệnh nhi nội trú ở các bệnh viện trên địa bàn TP.

0 nhận xét:

 

Copyright @ 2013 CLB tình nguyện Bé khỏe bé ngoan..