11 thg 1, 2014

Cùng chung tay....


Kính chào các bạn,
Ra đời và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2013 với tiền thân là CLB “Răng Nhỏ” liên kết cùng Trung tâm huấn luyện và phát triển kĩ năng Phi Hành Gia, hiện nay CLB Bé Khỏe Bé Ngoan trực thuộc Hội SV trường ĐH Y Dược TPHCM đã và đang hoạt động tại các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Ung Bướu. Nhờ sự tận tâm của các bác sĩ cố vấn, lòng hảo tâm của những bác sĩ, nhà hảo tâm cũng như sự nhiệt huyết và tấm lòng của cộng tác viên, CLB vẫn duy trì và đảm bảo hoạt động để mang đến niềm vui và kiến thức cho các bé bệnh nhi. Là một CLB nhỏ với nguồn kinh phí ít ỏi, nhân lực hạn chế và không tránh khỏi nhiều khó khăn bước đầu, CLB luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến và khắc phục khó khăn để phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Niềm tin trong ánh mắt của các bé bệnh nhi và phụ huynh, là nguồn động lực vô bờ để CLB cố gắng mỗi ngày, mỗi giờ, qua từng tiết học, từng bài giảng.
Niềm tin trong tâm những quý bác sĩ và phụ huynh đã giúp đỡ để CLB có thể tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay, là trách nhiệm và uy tín.
Hiện tại, CLB rất mong nhận được sự giúp đỡ của các quý bác sĩ, phụ huynh và những nhà hảo tâm để có thể duy trì, hoàn thiện hóa và phát triển cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của CLB về tài chính. Cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành cùng các bé, cùng CLB trong suốt thời gian qua. Hy vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ của tất cả mọi người. Hàng quý, CLB sẽ liên tục cập nhật báo cáo hoạt động qua email và tại blog (clbbekhoebengoan.blogspot.com) đến quý mạnh thường quân.

Mọi đóng góp xin liên hệ:
  1. Lê Thị Hào – Trưởng ban Đối Ngoại – haoalittlegirl@gmail.com0169 648 2496.
  2. Hoặc qua trực tiếp qua tài khoản  0461000458150 - Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Sóng Thần - Chủ tài khoản: Đào Nguyễn Phương Linh.



Kính thư,
CLB Bé Khỏe Bé Ngoan.

Lắng nghe nhịp thở của bé sơ sinh.


Các bé sơ sinh thường có xu hướng thở không đều luân phiên giữa nhanh và chậm. Nếu có bất cứ âm thanh phát ra trong khi bé thở, cha mẹ cần lưu ý sự khác biệt giữa các loại âm thanh nhằm giúp bất cứ vấn đề bất thường về đường hô hấp của bé.

Một tắc nghẽn nhỏ trong lỗ mũi có xu hướng tạo ra tiếng huýt sáo, và khi hút ra, âm thanh này sẽ không còn nữa. Trẻ sơ sinh thở ra bằng mũi mà không dùng miệng. Đây là một điều tốt đáng lưu ý vì bé có thể thở và ăn cùng một lúc . Tuy nhiên , mũi nhỏ bé của bé sẽ có đường dẫn khí nhỏ, do đó, một chút chất nhầy hoặc sữa khô có thể làm việc thông qua hơi thở nhỏ hơn, gây ra một âm thanh nghe như tiếng huýt sáo, đôi khi, không khí khó có thể đẩy từ trong ra ngoài.

- Khóc khàn và ho với cường độ mạnh
Tắc nghẽn trong thanh quản (khí quản), thường là do chất nhầy sẽ tạo ra tiếng khàn và ho . Điều này có thể là dấu hiệu của viêm thanh quản , nhiễm trùng ống thanh quản, khí quản và phế quản.

- Âm thanh khàn khàn sâu trong cổ
Sự tắc nghẽn trong khí quản (đó là ở cổ) làm cho một âm thanh khàn khàn sâu trong hơi thở. Âm thanh này là hiếm khi do tắc nghẽn vì khí quản khá lớn. Tuy nhiên, nó được gây ra bởi một tình trạng vô hại thường gọi là tracheomalacia, khi các mô của khí quản trở mềm mại và linh hoạt, tạo thành tiếng khi trẻ hít thở vào và thở ra. Điều này không thực sự gây rắc rối đáng kể với hơi thở của trẻ.

- Ho sâu.
Tắc nghẽn trong các phế quản lớn dẫn vào phổi khiến bé hay bị ho rất sâu.

- Thở khò khè
Nếu các tiểu phế quản (đường hô hấp nhỏ đến từ phế quản) bị nghẽn khiến bé sẽ thở khò khè, tương tự như viêm tiểu phế quản hoặc hen suyễn.

- Thở dốc.
Chất lỏng trong phế nang gây bệnh viêm phổi, nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Viêm phổi gây ra triệu chứng thở dốc nhanh, thỉnh thoảng bé có thể bị tím tái, ho dai dẳng .

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh:
Thường xuyên quan sát hơi thở của bé để đánh gia các hiện tượng và âm thanh bất thường, cảm nhận sự thở nhanh hay chậm bằng cách đếm bao nhiêu hơi thở trong một phút. Điều này sẽ giúp cha mẹ phát hiện ra một vấn đề một cách kịp thời và chính xác.

Dấu hiệu của các vấn đề hô hấp có khả năng đáng lo ngại của bé bao gồm:
- Tốc độ tăng liên tục của hơi thở (lớn hơn 70 lần trong một phút hoặc hơn.
- Em bé gầm gừ để cố gắng mở đường hô hấp bị chặn.
- Lỗ mũi của em bé nở to trong thời gian bùng thở
- Các cơ bắp ở ngực của em bé (dưới xương sườn ) và cổ được nhìn thấy co rút lại rõ ràng khi thở ra hít vào nhiều hơn bình thường.
- Bé trở nên tím tái nghĩa là máu vẫn màu xanh vì không nhận được đủ oxy từ phổi (như viêm phổi).
- " Suy hô hấp " thường đi kèm với sự sụt giảm đáng kể lượng thức ăn nên bé sẽ bú kém hơn bình thường.
- Hầu hết các bệnh nhiễm trùng phổi sẽ gây ra một cơn sốt do đó luôn kiểm tra nhiệt độ của bé là một điều cần thiết.

Biên dịch và tổng hợp: Anh LP Thai.
Nguồn: http://www.webmd.com/parenting

8 thg 1, 2014

BỆNH THỦY ĐẬU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT



Bạn biết gì về bệnh thủy đậu?
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra do siêu vi varicella zoster, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi một người bị bệnh thủy đậu ho hay hắt hơi, vô số vi rút sẽ được “bắn” vào không khí và nếu chẳng may hít phải, bé của bạn sẽ có nhiều khả năng bị mắc bệnh. Trong một số ít trường hợp, bệnh cũng có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bóng nước trên cơ thể người bệnh thủy đậu.
Dấu hiệu chính của bệnh là những bóng nước lớn nổi trên mặt da và niêm mạc. Người bệnh thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác từ khoảng 5 ngày trước khi bắt đầu xuất hiện bóng nước đầu tiên, và còn có thể tiếp tục gieo rắc mầm bệnh cho đến khi tất cả mụn nước đã đóng thành vảy. Trong đa số trường hợp, bệnh thủy đậu thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng một số ít sẽ diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Làm sao biết bé bị bệnh thủy đậu?
Những triệu chứng điển hình sau đây có thể gợi ý rằng bé của bạn mắc bệnh thủy đậu:
- Bé sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu
- Nổi hồng ban có kích thước vài mm, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau 24 giờ thì hóa đục.

- Bóng nước gây ngứa dữ dội
- Bóng nước xuất hiện ở thân mình, sau đó tiến đến vùng đầu mặt, tay chân
- Bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục
- Sau khoảng 5 ngày, những bóng nước này vỡ ra và đóng mài.
Điều đặc biệt là bạn có thể tìm thấy trên một vùng da những bóng nước ở nhiều giai đoạn khác nhau: cái chứa dịch trong, cái chứa dịch đục, cái đóng mài, cái bong vẩy nằm xen kẽ nhau mà các bác sĩ hay diễn tả bằng cụm từ “mụn nước nhiều tuổi”. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thủy đậu thường diễn tiến nhẹ nhưng một số ít trường hợp bệnh có thể gây ra những hậu quả như:
- Để lại những sẹo rỗ trên da.
- Viêm mô tế bào do nhiễm thêm vi trùng
- Viêm phổi
- Viêm não

Chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu tại nhà ra sao?
- Cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát.
- Dùng thuốc hạ sốt nhưng lưu ý tuyệt đối không dùng aspirine.
- Cho trẻ ngâm trong bồn nước ấm 1 – 3 lần mỗi ngày, lau nhẹ người bằng vải mềm, chú ý không làm vỡ bóng nước.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa nhiễm thêm vi trùng.
- Cắt ngắn móng tay cho trẻ, dạy trẻ không được gãi, trẻ nhỏ nên được đeo găng tay để không tự làm vỡ bóng nước.
- Cách ly trẻ bệnh khoảng 5 - 7 ngày để tránh lây lan.

Làm sao để phòng ngừa bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ. Đối tượng có thể tiêm ngừa bệnh thủy đậu là trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Sau khi tiêm vắc xin, trẻ sẽ đạt được miễn dịch suốt đời.

Bác sĩ Như Huỳnh

Nguồn: BV Nhi Đồng 1
Thực hiện: Lam Tuong Nguyen
Hình ảnh: Internet.

7 thg 1, 2014

#26


Hôm nay quả là một ngày vất vả. Mình về đến nhà thì đã gần 10 giờ khuya. Người rũ xuống vì cơn buồn ngủ đã kiểm soát cả thần kinh rồi. Nhưng mà… nhớ đến mặt mấy đứa nhỏ gặp hồi chiều giống như được thêm sức mạnh vậy. Dù mệt nhưng thấy rất vui!

Ấn tượng đầu tiên, chắc là dành cho Tiên. Cô bé xuống lớp học đầu tiên, nhỏ con nhưng có thần thái thật oai. Sau đó đến Vinh, Dung, Bi, rồi Hội, Viết Anh, Đông và Lộc. Hôm nay chỉ có 8 em thôi, vì “ tụi nó phải đi chạy thận hết rồi” – Tiên thông báo. Trông các em ôm ốm, đen nhẻm, vẻ mặt hơi buồn, tôi lại chạnh lòng. Căn bệnh không cho các em được vươn vai như bao đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng đổi lại, có lẽ nó lại cho các em biết cách nuôi dưỡng một tinh thần lớn.

Lanh lẹ - là từ tôi muốn nhắc đến đầu tiên khi nói về các em, về tất cả tám người bạn nhỏ mà hôm nay tôi gặp. Nó bật ra từ những ánh mắt chăm chú nghe giảng bài, cái cau mày nhẹ để tập trung ghi nhớ, rồi những nụ cười, những câu chọc nhau, la nhau đều là những câu nói, những cử chỉ rất hào hứng.

Hơi hiếu động - là tố chất thứ hai. Bi, Hội và đặc biệt Vinh tiếp thu bài rất nhanh, biết nhiều điều thú vị nhưng cũng phá lớp ghê lắm. Vinh hầu như không thể ngồi yên. Tuy thế, Vinh đã chứng tỏ mình là một cậu bé ngoan khi rất quan tâm đến bạn bè. Nhìn cử chỉ em giúp Lộc học, giúp Lộc mang giày và đỡ Lộc lúc ra về như một người anh lớn của cậu bé thì thấy đáng yêu lắm.

Bài viết: Quỳnh Như
Hình ảnh: Phúc Cương

6 thg 1, 2014

Dềnh Đạt Và - đừng quên nhau, em nhé!



Một chút tấm lòng nhỏ của mọi người, một chút kỉ niệm để em mang theo, để khắc sâu trong trái tim những người ở lại.
Mong rằng thời gian cùng sinh hoạt với BKBN sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ, những kiến thức mình học cũng nhau sẽ giúp ích cho em sau này. Chúc em luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.



5 thg 1, 2014

8 mẹo nhỏ chăm sóc da cho bé.


Trẻ em có thể trải qua một loạt các vấn đề về da, từ hăm tã và da khô cháy nắng, chất gây dị ứng da hoặc các vết côn trùng cắn. Thật may là các vấn đề này có thể được điều trị bằng biện pháp khắc phục da rất đơn giản sẵn có trong gia đình.

1. Bột yến mạch keo.
Là một dạng bột mịn giúp làm dịu làn da bị viêm, có thể được sử dụng cho một số điều kiện ngứa gây ra bởi cây thường xuân hoặc bệnh chàm.

2. Kem có chứa hydrocortisone.
Có thể được sử dụng cho các tình trạng viêm da. Tuy nhiên, cha mẹ cần kiểm tra với bác sĩ của con để chắc chắn rằng loại kem này có thể sử dụng an toàn, vì trong các trường hợp không mong muốn, nó có thể làm cho tình trạng da tồi tệ hơn.

3. Kem dưỡng ẩm có hương thơm không gây dị ứng.
Nếu làn da bé bị khô , việc sử dụng kem dưỡng ẩm có mùi hương dành cho làn da nhạy cảm sẽ là một trong những biện pháp khắc phục da tốt nhất .

4. Phun sương mát ẩm.
Độ ẩm là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho da, vì da ẩm ít có nguy cơ trở thành ngứa và nhạy cảm. Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc.

5. Dầu bôi trơn.
Được sử dụng để giúp chữa lành da khô, da nứt nẻ, giúp để bẫy hơi ẩm trong da và cũng có thể giúp phát ban tã.

6. Kem chống nắng.
Tạo cho trẻ có thói quen thoa kem chống nắng, giúp ngăn ngừa ung thư da và lão hóa sớm của da.

7. Chườm túi đá
Đây là biện pháp khá hữu hiệu nhằm giảm ngứa và xoa dịu nhiều loại phát ban ở trẻ em. Tuy nhiên, phụ huynh nên thảo luận với bác sĩ nếu phát ban đang lan rộng hoặc có kèm theo sốt.

8. Dầu tắm có mùi hương
Các loại dầu tắm có thể chống lại tác động khô da khi sử dụng phòng tắm quá lâu.

Những biện pháp có thể thực hiện khá dễ dàng và không tốn kém, giữ cho làn da bé khỏe mạnh.

Biên dịch và thực hiện: Anh L.P Thai.
Nguồn: www.everydayhealth.com

 

Copyright @ 2013 CLB tình nguyện Bé khỏe bé ngoan..