28 thg 12, 2013

Sốt vào mùa đông.



Sốt là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, sốt nghiêm trọng hơn với một em bé dưới 6 tháng. Đặt biệt, với bé sơ sinh, cơn sốt có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, với những bé ở độ tuổi này, nếu bị sốt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi bác sĩ.

Lý do sốt ở bé
Các lý do sốt phổ biến bao gồm: cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, nhiễm trùng tai, bệnh đường hô hấp (như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, mọc răng, tiêm chủng, do muỗi truyền bệnh…

Làm thế nào cha mẹ có thể phát hiện sốt ở bé?
Các bậc phụ huynh có thể phát hiện sốt ở bé bằng cách sờ vào trán của bé. Đo nhiệt độ là cách đơn giản và chuẩn xác nhất để phát hiện bé bị sốt, ví dụ, chúng ta có thể cặp nhiệt độ cho bé ở nách hoặc dùng nhiệt kế điện tử bấm trán với bé còn nhỏ. Những dấu hiệu khác kèm sốt ở bé là: cáu kỉnh, hôn mê, ăn uống kém, khóc, thở nhanh, có thể co giật do sốt cao.

Cha mẹ nên xử trí như thế nào khi bé sốt?
- Cho bé uống đủ nước từ sữa mẹ, sữa công thức tới nước sôi để nguội, nước cháo loãng…
- Cho bé nghỉ ngơi nếu bé muốn. Tất nhiên, bé không cần nằm yên một chỗ trên giường.
- Cho bé ăn theo nhu cầu. Bé cần năng lượng và đủ nước để mau hết sốt. Nếu bé đã ăn dặm, nên cung cấp các món yêu thích cho bé nhưng không nên ép buộc bé. Khi khỏe hơn, bé sẽ thèm ăn hơn.
- Nếu bé bị sốt nghi là do muỗi, nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ tư vấn loại thuốc dành cho bé.
- Lau bằng nước ấm mặt, cổ, cánh tay và chân của bé để giảm cơn sốt.
- Không nên mặc thêm quần áo cho bé nhưng cũng đừng cởi bỏ quần áo, khiến bé bị lạnh.

Làm gì khi cơn sốt của bé trở nên nghiêm trọng?
Cần thận trọng với những cơn sốt ở bé dưới 6 tháng. Nếu bé sốt cao trên 38 độ C cùng các triệu chứng khác, đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng gồm:
- Bé buồn ngủ, người lả đi.
- Bé không muốn uống suốt nhiều giờ đồng hồ.
- Thóp chìm, kèm khô môi, tiểu vàng đậm, tiểu ít. Có thể là dấu hiệu của mất nước.
- Nổi ban không rõ nguyên nhân.

Nếu bé bị co giật do sốt, cha mẹ không được chủ quan mà nên gặp ngay bác sĩ kiểm tra để xác định nguyên nhân phù hợp ở bé. Trong khi đưa bé đi khám, cha mẹ nên nới lỏng quần áo cho con và loại bỏ các vật có trong miệng bé như thức ăn hay ti giả để phòng bé cắn vào lưỡi.

Sưu tầm từ webtretho.com
Anh L.P Thai

25 thg 12, 2013

Vì sao bé dễ bị tiêu chảy vào mùa đông?


Gần đây, thời tiết ở Việt Nam trở lạnh ở cả hai miền từ Bắc vào Nam, do đó vấn đề bảo đảm sức khoẻ cho bé là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.

Bệnh tiêu chảy là một trong những mối đe dọa chính đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tiêu chảy rotavirus xảy ra thường xuyên nhất trong mùa đông, rotavirus ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, khiến cơ thể bị sốt nhẹ và nôn định kỳ , tiếp theo là tiêu chảy. Nôn mửa thường dừng lại sau khi vài ngày đầu tiên và tiêu chảy diễn biến từ 5-7 ngày.


Điều trị thông thường theo lời khuyên của những người đã nuôi con là giữ em bé trong ánh mặt trời ấm áp và mát-xa bởi dầu mù tạt thường xuyên. Điều này có thể có hiệu quả khi bệnh không yêu cầu bất kỳ điều trị đặc hiệu nào ngoài uống nhiều nước. Tuy nhiên, trẻ em có thể bị đại tiện hoặc nôn nhiều thường xuyên dẫn đến tình trạng mất nước. Nhiều trẻ em có thể sẽ phải nhập viện để truyền nước . Ngoài ra, mất nước nghiêm trọng đôi khi có thể dẫn đến sốc, nếu không được điều trị kịp thời và thích hợp dẫn đến tử vong .

Vì vậy, những gì cha mẹ nên làm gì khi con mình bị tiêu chảy mùa đông ?
Cung cấp cho bé nhiều nước ; thay thế các chất lỏng bị mất bằng cách bù nước lại nước và cho con bú thường xuyên (đối với trẻ sơ sinh). Nếu trẻ nôn, cố gắng cho bé uống một lượng nhỏ chất lỏng trong khoảng thời gian thường xuyên .

Thuốc giảm sốt có thể được sử dụng nếu cần thiết, nhưng không nên sử dụng kháng sinh vì nó sẽ khiến cho quá trình của bệnh kéo dài hơn. Nếu nôn mửa vẫn tiếp diên, trẻ ù lì không cận động , đi ngoài rất ít hoặc không có nước tiểu trong vài giờ, cần phải được đưa bé đến ngay ệnh viện. Nhưng nếu trẻ bị sốt cao , đau bụng hoặc phân có máu, bệnh cần được điều trị bằng một cách khác.

Một vắc-xin rotavirus đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển và cho thấy, vắc xin đã giảm đáng kể bệnh tiêu chảy , nhập viện và tử vong liên quan đến bệnh tiêu chảy mà không có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể.

Tuy nhiêm đối với trường hợp ở nước ta, cách thay thế tốt nhất là thực hiện theo các phương pháp giữ gìn vệ sinh và tránh mất nước.


Biên dịch và tổng hợp: Anh L.P Thai
Nguồn: Học viện khoa học về sức khoẻ Patan.

 

Copyright @ 2013 CLB tình nguyện Bé khỏe bé ngoan..