Gần đây, thời tiết ở Việt Nam trở lạnh ở cả hai miền từ Bắc vào Nam, do đó vấn đề bảo đảm sức khoẻ cho bé là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Bệnh tiêu chảy là một trong những mối đe dọa chính đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tiêu chảy rotavirus xảy ra thường xuyên nhất trong mùa đông, rotavirus ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, khiến cơ thể bị sốt nhẹ và nôn định kỳ , tiếp theo là tiêu chảy. Nôn mửa thường dừng lại sau khi vài ngày đầu tiên và tiêu chảy diễn biến từ 5-7 ngày.
Điều trị thông thường theo lời khuyên của những người đã nuôi con là giữ em bé trong ánh mặt trời ấm áp và mát-xa bởi dầu mù tạt thường xuyên. Điều này có thể có hiệu quả khi bệnh không yêu cầu bất kỳ điều trị đặc hiệu nào ngoài uống nhiều nước. Tuy nhiên, trẻ em có thể bị đại tiện hoặc nôn nhiều thường xuyên dẫn đến tình trạng mất nước. Nhiều trẻ em có thể sẽ phải nhập viện để truyền nước . Ngoài ra, mất nước nghiêm trọng đôi khi có thể dẫn đến sốc, nếu không được điều trị kịp thời và thích hợp dẫn đến tử vong .
Vì vậy, những gì cha mẹ nên làm gì khi con mình bị tiêu chảy mùa đông ?
Cung cấp cho bé nhiều nước ; thay thế các chất lỏng bị mất bằng cách bù nước lại nước và cho con bú thường xuyên (đối với trẻ sơ sinh). Nếu trẻ nôn, cố gắng cho bé uống một lượng nhỏ chất lỏng trong khoảng thời gian thường xuyên .
Thuốc giảm sốt có thể được sử dụng nếu cần thiết, nhưng không nên sử dụng kháng sinh vì nó sẽ khiến cho quá trình của bệnh kéo dài hơn. Nếu nôn mửa vẫn tiếp diên, trẻ ù lì không cận động , đi ngoài rất ít hoặc không có nước tiểu trong vài giờ, cần phải được đưa bé đến ngay ệnh viện. Nhưng nếu trẻ bị sốt cao , đau bụng hoặc phân có máu, bệnh cần được điều trị bằng một cách khác.
Một vắc-xin rotavirus đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển và cho thấy, vắc xin đã giảm đáng kể bệnh tiêu chảy , nhập viện và tử vong liên quan đến bệnh tiêu chảy mà không có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể.
Tuy nhiêm đối với trường hợp ở nước ta, cách thay thế tốt nhất là thực hiện theo các phương pháp giữ gìn vệ sinh và tránh mất nước.
Biên dịch và tổng hợp: Anh L.P Thai
Nguồn: Học viện khoa học về sức khoẻ Patan.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét