Thông thường, các bậc cha mẹ thường gặp lúng túng với triệu chứng đại tiện khó ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón nhưng đây là một trong những hệ quả của chế độ ăn không đủ chất xơ, rối loạn tiêu hoá hoặc đơn giản chỉ là sự chuyển tiếp từ sữa mẹ sang sữa công thức ở trẻ sơ sinh.
Vậy phụ huynh nên xử trí như thế nào khi con bạn mắc phải chứng táo bón. Đừng lo lắng, dưới đây là một vài mẹo nhỏ mách bạn:
- Một trong những điều quan trọng nhất là thêm chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách cho rau xanh , trái cây tươi và tăng lượng nước hấp thụ cho bé. Chế độ ăn uống nên có nhiều chất xơ trong các loại trái cây như nho khô , mận (tươi hoặc khô) , mơ ,các loại rau đặc biệt là dùng phần lá để chế biến món ăn, rau sống, đậu Hà Lan , đậu mầm , giá đỗ , ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm bột mì, gạo lứt và bánh mì. Bạn cũng có thể thử thêm trái cây nghiền nát như chuối trong chế độ ăn uống của trẻ.
Nếu có điều kiện chế biến, một bát súp rau hoặc cháo cũng rất tốt để cải thiện tình trạng táo bón đấy.
- Mách nhỏ thực đơn: Sử dụng cà chua chín (loại quả nhỏ) đun sôi trong khoảng 1/2 ly nước . Sau khi được nấu chín, ép, tinh chiết nước cà chua và lọc những hạt không cần thiết. Sau đó bạn có thể thêm một chút muối và cho bé uống khoảng 3-4 muỗng tinh chất này mỗi ngày. Hy vọng việc đi tiêu của bé sẽ trở lại bình thường sau đó.
- Tập cho bé có thói quen đi tiêu thường xuyên và thoải mái vào buổi sáng cũng giúp tránh táo bón. Hơn nữa, nếu trẻ uống 1 ly nước sau khi thức dậy sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đào thải chất cặn tiêu hoá. Một vài bé có thể được kích thích đi tiêu sau khi uống sữa hoặc dùng bữa sáng.
Điều đặc biệt lưu ý với các bậc cha mẹ rằng bé cần được tạo tâm lý thoải mái và thư giãn khi ngồi ở nhà vệ sinh. Các mẹ hãy khuyến khích trẻ ngồi trong khoảng 15 phút và có thể cùng chơi một vài trò thú vị như một món đồ chơi hay câu đố. Ngoài ra, để hỗ trợ bé dễ dàng trong việc đi tiêu, phụ huynh có thể ngâm hậu môn bé trong nước ấm để tăng kích thích.
- Nếu chứng táo bón nghiêm trọng, cha mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn uống thuốc nhuận tràng phù hợp. Một số trường hợp táo bón kéo dài hơn 3 tháng, nhiều khả năng đây là táo bón bệnh lý phát sinh từ bệnh phình đại tràng bẩm sinh, vì thế các can thiệp y khoa thực sự cần thiết để giúp trẻ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Vậy phụ huynh nên xử trí như thế nào khi con bạn mắc phải chứng táo bón. Đừng lo lắng, dưới đây là một vài mẹo nhỏ mách bạn:
- Một trong những điều quan trọng nhất là thêm chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách cho rau xanh , trái cây tươi và tăng lượng nước hấp thụ cho bé. Chế độ ăn uống nên có nhiều chất xơ trong các loại trái cây như nho khô , mận (tươi hoặc khô) , mơ ,các loại rau đặc biệt là dùng phần lá để chế biến món ăn, rau sống, đậu Hà Lan , đậu mầm , giá đỗ , ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm bột mì, gạo lứt và bánh mì. Bạn cũng có thể thử thêm trái cây nghiền nát như chuối trong chế độ ăn uống của trẻ.
Nếu có điều kiện chế biến, một bát súp rau hoặc cháo cũng rất tốt để cải thiện tình trạng táo bón đấy.
- Mách nhỏ thực đơn: Sử dụng cà chua chín (loại quả nhỏ) đun sôi trong khoảng 1/2 ly nước . Sau khi được nấu chín, ép, tinh chiết nước cà chua và lọc những hạt không cần thiết. Sau đó bạn có thể thêm một chút muối và cho bé uống khoảng 3-4 muỗng tinh chất này mỗi ngày. Hy vọng việc đi tiêu của bé sẽ trở lại bình thường sau đó.
- Tập cho bé có thói quen đi tiêu thường xuyên và thoải mái vào buổi sáng cũng giúp tránh táo bón. Hơn nữa, nếu trẻ uống 1 ly nước sau khi thức dậy sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đào thải chất cặn tiêu hoá. Một vài bé có thể được kích thích đi tiêu sau khi uống sữa hoặc dùng bữa sáng.
Điều đặc biệt lưu ý với các bậc cha mẹ rằng bé cần được tạo tâm lý thoải mái và thư giãn khi ngồi ở nhà vệ sinh. Các mẹ hãy khuyến khích trẻ ngồi trong khoảng 15 phút và có thể cùng chơi một vài trò thú vị như một món đồ chơi hay câu đố. Ngoài ra, để hỗ trợ bé dễ dàng trong việc đi tiêu, phụ huynh có thể ngâm hậu môn bé trong nước ấm để tăng kích thích.
- Nếu chứng táo bón nghiêm trọng, cha mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn uống thuốc nhuận tràng phù hợp. Một số trường hợp táo bón kéo dài hơn 3 tháng, nhiều khả năng đây là táo bón bệnh lý phát sinh từ bệnh phình đại tràng bẩm sinh, vì thế các can thiệp y khoa thực sự cần thiết để giúp trẻ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Thực hiện: Phương Anh
Ảnh: Internet
(Biên dịch, tổng hợp và hiệu chỉnh từ các nguồn http://www.indiaparenting.com/childs-healthcare/34_198/constipation.html và [2] http://ykhoa.net/)