Ở trẻ nhỏ, mộng du phổ biến hơn nhiều so với người lớn, vì đa số những người bị mộng du lớn lên sẽ tự khỏi trước tuổi thiếu niên. Mộng du có thể là do di truyền.
Những nhân tố khác có thể gây ra tình huống mộng du (hiếm):
- Thiếu ngủ hay mệt mỏi
- Giờ giấc ngủ thất thường
- Bệnh hay sốt
- Một vài loại thuốc
- Stress
Những hành vi trong lúc mộng du
Tất nhiên, triệu chứng rõ ràng nhất là ra khỏi giường và đi lại khi vẫn còn trong giấc ngủ. Nhưng những người trẻ tuổi mộng du có thể kèm theo:
- Nói chuyện trong khi ngủ
- Khó thức giấc
- Có vẻ choáng váng
- Vụng về, lóng ngóng
- Không phản ứng khi được bắt chuyện
- Ngồi trên giường và lặp đi lặp lại những hành động
Có thể có người mộng du khi mắt vẫn mở, nhưng họ không nhìn thấy như lúc tỉnh táo. Họ thường nghĩ mình đang ở một căn phòng khác, ở một nơi khác.
Mộng du có hại không?
- Mộng du bản thân nó không có hại. Nhưng những tình huống mộng du có thể nguy hiểm vì một đứa trẻ mộng du trong tình trạng đang ngủ và không ý thức được mình đang làm gì.
- Mộng du thường không phải là dấu hiệu của sự bất thường cảm xúc hay tâm lý, và không gây tổn hại nào về xúc cảm. Người mộng du có thể sẽ không nhớ gì về việc đi dạo giữa đêm.
Những cách giúp giảm thiểu tình huống mộng du:
- Cho trẻ đi ngủ đúng giờ và nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn
- Hình thành thời gian ngủ và ngủ trưa đều đặng - cả thời gian đi ngủ và thức dậy
- Cho trẻ đi ngủ sớm hơn, để cải thiện việc buồn ngủ quá lâu
- Đừng cho trẻ uống quá nhiều vào buổi chiều và chắc chắn rằng trẻ đã đi vệ sinh trước khi đi ngủ
- Tránh uống caffeine gần giờ ngủ
- Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, ấm cúng, dễ ngủ. Tránh tiếng ồn khi trẻ đang ngủ.
Nếu phát hiên trẻ đang mộng du, đừng sợ. Chỉ cần dẫn trẻ về giường an toàn và nhẹ nhàng.
Trích nguồn: Bs.Elana Pearl Ben-Joseph
Biên tập: Lam Tuong Nguyen
Hãy tham gia cùng chúng tôi tại:
và
0 nhận xét:
Đăng nhận xét