27 thg 10, 2013

Biểu hiện của Dị ứng thức ăn: ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ.


Mức độ phổ biến của dị ứng thức ăn?
25% dân số nghĩ rằng mình bị dị ứng với một số thực phẩm nhất định, nhưng nghiên cứu cho thấy khoảng chỉ 6% trẻ em và 2% người lớn bị dị ứng thức ăn.

Khác nhau giữa dị ứng thức ăn và không dung nạp được thức ăn?
Dị ứng thức ăn đúng nghĩa là một phản ứng khởi phát của hệ miễn dịch. Không ít người đơn giản chỉ gặp phải sự không dung nạp được thức ăn, là những triệu chứng khó chịu do thức ăn gây ra (nhưng không liên quan đến hệ miễn dịch).

Ví dụ, dị ứng sữa, ở trẻ em phổ biến hơn nhiều so với người lớn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ không còn dị ứng khi lên 2 hoặc 3 tuổi. Triệu chứng khi dị ứng sữa gồm phát ban, nôn mửa và các vấn đề hô hấp sau khi dùng sản phẩm sữa. Nhiều người trưởng thành có thể đã trải qua những triệu chứng tương tự dị ứng sữa vì người trưởng thành thường gặp vấn đề trong việc tiêu hóa chất đường trong sữa. Vấn đề này đực gọi là “không dung nạp được lactose”, và nó không phải là một dạng dị ứng vì nó không liên quan đến hệ miễn dịch. Những triệu chứng của không dung nạp được lactose là sưng phồng, co rút, buồn nôn, xì hơi, tiêu chảy.

Triệu chứng của dị ứng thức ăn là gì?
Những triệu chứng tức thời phổ biến nhất của dị ứng thức ăn bao gồm:
- Phát ban (các mảng rộng trên da)

- Sưng phồng
- Ngứa da
- Ngứa hoặc đau nhói trong miệng
- Cảm thấy vị kim loại trong miệng
- Ho, vấn đề về hô hấp hoặc thở khò khè
- Khàn họng
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
Người bệnh cũng có thể cảm thấy những tình trạng xấu sẽ diễn ra, da tái nhợt do hạ huyết áp hoặc mất ý thức. Những bệnh mãn tính phổ biến nhất liên quan đến dị ứng thức ăn là chàm và hen suyễn.
Dị ứng thức ăn có thể gây chết người nếu dị ứng nặng đến mức gây ra một phản ứng gọi là sốc phản vệ. Phản ứng này làm tắc khí đạo và gây khó thở. Xử trí nhanh với thuốc epinephrine có thể cứu sống được. Nếu bạn hoặc con cái mắc một dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bạn đơn thuốc epinephrine bằng bút tự tiêm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách dùng và khi nào phải dùng đến cây bút tự tiêm. Nếu bác sĩ nói bạn có thể cần dùng đến thuốc này, bạn sẽ phải luôn luôn mang nó theo bên mình.

Một người có phản ứng dị ứng cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, vì một lượng arenaline được đưa vào cơ thể có thể gây nguy hiểm. Bác sĩ có thể cho dùng epinephrine giúp làm chậm tuần hoàn máu, hơi thở và chuyển hóa.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:
- Những thức ăn nào thường gây ra phản ứng dị ứng?
Mặc dù người ta có thể bị dị ứng với bất kì loại thức ăn nào, nhưng hầu hết các dị ứng thức ăn là do các loại hạt, đậu phộng, sữa, trứng, tương, lúa mì, cá và các loại hải sản… Tám loại này gây ra 90% các trường hợp dị ứng thức ăn. Hầu hết những người có dị ứng thức ăn đều dị ứng với không quá 3 loại trên.
- Ta có thể dị ứng với thức ăn có phẩm màu và hương nhân tạo?
Nghiên cứu cho thấy rằng một số chất phụ gia, như tartrazine, màu vàng No.5 và aspartame (một hóa chất làm ngọt), gây ra vấn đề ở một số người.
- Ta có thể dị ứng với đường?
Không. Tình trạng dị ứng thức ăn khi hệ miễn dịch cho rằng một protein nào đó trong thức ăn là một nhân tố lạ và chống lại chúng. Điều này không xảy ra với đường và chất béo.
- Cách điều trị dị ứng thức ăn?
Đó là khi dị ứng thức ăn được phát hiện và tránh những thức ăn gây dị ứng. Nếu bị dị ứng, bạn phải đọc nhãn thông tin trên tất cả các thực phẩm mà bạn sẽ ăn. Bác sĩ có thể giúp bạn học cách tránh những thức ăn gây dị ứng. Nếu trẻ bị dị ứng, phụ huynh cần cho trường học và người trông trẻ biết về những thức ăn cần tránh và cần làm gì khi vô ý ăn phải. Không có cách chữa trị dị ứng thức ăn.
- Ta có thể thoát khỏi dị ứng thức ăn?
Dù đa số trẻ thường tự khỏi dị ứng với sữa, trứng, đậu tương và lúa mì nhưng không phải tất cả đều thế. Người ta hiếm khi tự khỏi với các dị ứng đậu phộng, hạt, cá và các loại hải sản.

Bác sĩ SH Sicherer (American Family Doctor)
Ảnh: Internet

Unknown

CLB Bé Khỏe Bé Ngoan là tổ chức thiện nguyện phi lợi nhuận, chuyên về các hoạt động giáo dục sức khỏe cho bệnh nhi nội trú ở các bệnh viện trên địa bàn TP.

0 nhận xét:

 

Copyright @ 2013 CLB tình nguyện Bé khỏe bé ngoan..