Ở Việt Nam, mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho các loại virus phát triển và có nguy cơ gây ra các loại dịch bệnh cho trẻ em. Một trong các bệnh hay gặp phổ biến trong khoảng tháng 9-12 hàng năm là bệnh Tay – Chân – Miệng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ gỡ rối một số thắc mắc về loại bệnh này.
Bệnh Tay – Chân – Miệng là gì? Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh nhẹ gây ra bởi một trong một nhóm virus Coxsackie. Nguồn gốc tên của bệnh này xuất phát từ các vết loét nhỏ phát triển trên bàn tay, bàn chân, miệng và xảy ra khá phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi người lớn cũng có thể nhiễm bệnh nhưng ở một hình thức nhẹ hơn của virus.
Làm sao để biết trẻ đã nhiễm bệnh Tay- Chân – Miệng?
Thông thường, dấu hiệu đầu tiên khi bé bị nhiễm Tay – Chân – Miệng là vùng tay, chân và miệng có dấu hiệu bất thường như các vết loét, mụn rộp ở miệng, tay và chân. Ngoài ra, bé có thể bị đau cổ họng, sốt nhẹ, cảm thấy không khỏe vì mụn nước có thể gây đau . Các vết loét trong miệng gây cảm giác khó chịu khiến trẻ không muốn bú sữa, ăn uống, cơ thể mệt mỏi và quấy khóc.
Cha mẹ nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh Tay- Chân- Miệng?
Nếu trẻ sốt cao hơn 39 độ C hoặc các vết loét, mụn rộp vẫn không thuyên giảm sau 4- 5 ngày, đau cổ, đau ngực, khó thở , bơ phờ , hoặc mê mệt cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ cố gắng hạ sốt và kiểm tra nhiễm trùng thứ cấp. Bên cạnh đó, nếu bé có dấu hiệu mất nước vì không ăn hoặc uống hoặc tã không ướt trong hơn 6-8 giờ , hãy liên lạc ngay với bác sĩ .
Làm thế nào để chăm sóc tốt nhất khi bé bị bệnh Tay – Chân – Miệng?
Mặc dù thông thường, phải mất khoảng thời gian 7-14 ngày để các dấu hiệu virus tay , chân và miệng giảm dần, các bậc phụ huynh có thể làm bé giảm bớt sự khó chịu và trở nên thoải mái hơn.
Làm sao để biết trẻ đã nhiễm bệnh Tay- Chân – Miệng?
Thông thường, dấu hiệu đầu tiên khi bé bị nhiễm Tay – Chân – Miệng là vùng tay, chân và miệng có dấu hiệu bất thường như các vết loét, mụn rộp ở miệng, tay và chân. Ngoài ra, bé có thể bị đau cổ họng, sốt nhẹ, cảm thấy không khỏe vì mụn nước có thể gây đau . Các vết loét trong miệng gây cảm giác khó chịu khiến trẻ không muốn bú sữa, ăn uống, cơ thể mệt mỏi và quấy khóc.
Cha mẹ nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh Tay- Chân- Miệng?
Nếu trẻ sốt cao hơn 39 độ C hoặc các vết loét, mụn rộp vẫn không thuyên giảm sau 4- 5 ngày, đau cổ, đau ngực, khó thở , bơ phờ , hoặc mê mệt cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ cố gắng hạ sốt và kiểm tra nhiễm trùng thứ cấp. Bên cạnh đó, nếu bé có dấu hiệu mất nước vì không ăn hoặc uống hoặc tã không ướt trong hơn 6-8 giờ , hãy liên lạc ngay với bác sĩ .
Làm thế nào để chăm sóc tốt nhất khi bé bị bệnh Tay – Chân – Miệng?
Mặc dù thông thường, phải mất khoảng thời gian 7-14 ngày để các dấu hiệu virus tay , chân và miệng giảm dần, các bậc phụ huynh có thể làm bé giảm bớt sự khó chịu và trở nên thoải mái hơn.
- Gel mọc răng làm giảm cơn đau của bé.
- Để tránh mất nước , tiếp tục cung cấp sữa mẹ hoặc sữa bột (đối với trẻ sơ sinh), nước hoặc nước pha loãng (đối với trẻ lớn).
- Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên.
- Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
- Cho bé nghỉ ngơi.
- Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
Cũng giống như cảm lạnh, bé sẽ được miễn dịch với virus đã từng nhiễm, tuy nhiên cần hết sức cẩn trọng vì có rất nhiều chủng của virus bệnh tay, chân và miệng.
Bệnh tay chân miệng có thể ảnh hưởng đến người lớn không?
Bệnh tay chân miệng hiếm khi ảnh hưởng đến người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm Tay – Chân – Miệng, các bậc cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng với bàn tay, bàn chân sưng lên và khá đau đớn so với trẻ nhỏ.
Các hệ quả nghiêm trọng của bệnh Tay- Chân- Miệng là gì?
Biến chứng của bệnh bao gồm suy tim liên quan đến viêm cơ tim và tử vong đột ngột liên quan đến nhịp tim bất thường . Ngoài ra, trẻ sơ sinh nhiễm virus có thể bị nhiễm trùng nặng dẫn đến suy gan và xuất huyết lớn dẫn đến tử vong.
Phòng tránh bệnh Tay- Chân – Miệng như thế nào?
Trẻ em và người lớn cần có thói quen rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây lan của loại virus này . Đặc biệt, cha mẹ và người chăm sóc bé khi thay tã em bé nên rửa tay cẩn thận. Khi một đứa trẻ bị bệnh bị nhiễm virus Tay- Chân- Miệng, bé cần được cách ly khỏi trường học, hồ bơi trong những ngày đầu nhiễm bệnh.
Thực hiện: Phương Anh.
Biên tập trích dẫn từ :
Ảnh: Internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét