Rối loạn dị ứng là một trong những bệnh mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bất kỳ em bé nào cũng có thể bị dị ứng, nhưng những trẻ sinh ra từ các gia đình có tiền sử dị ứng sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về viêm mũi dị ứng - phổ biến nhất trong tất cả các loại dị ứng ở trẻ em. Việc xác định sớm các vấn đề về dị ứng ở trẻ sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm số ngày phải nghỉ học của bé và cha mẹ có thể yên tâm trong công việc mà không phải quá lo lắng về tình trạng của bé.
Viêm mũi dị ứng gây ra chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt hoặc tắc nghẽn mũi. Bên cạnh đó, trẻ bị dị ứng cũng có thể bị ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt và gặp các vấn đề tai mãn tính. Loại dị ứng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào của năm - theo mùa hoặc quanh năm và không gây ra sốt.
- Nghẹt mũi:
Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất của nghẹt mũi mãn tính ở trẻ em. Đôi khi mũi của một đứa trẻ bị ách tắc (bị chặn) khiến bé phải hít thở qua miệng, đặc biệt là trong khi ngủ. Điều này cũng có thể làm trẻ không có được một đêm ngủ ngon giấc và sau đó trở nên mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nếu việc tắc nghẽn và thở bằng miệng không được điều trị kịp thời, có thể có những thay đổi bất thường về sự phát triển của răng và xương khuôn mặt.
- Nhiễm trùng dị ứng và taiDị ứng dẫn đến viêm tai và có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng dẫn đến nhiễm trùng tai và giảm thính lực. Nếu điều này xảy ra khi bé đang tập nói, khả năng ngôn ngữ nói sẽ bị suy giảm đáng kể. Dị ứng có thể gây ra đau tai cũng như ngứa tai, nặng hơn là viêm tai mãn tính.
Bác sĩ sẽ điều trị viêm mũi dị ứng cho bé như thế nào?- Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm viêm.
+ Thuốc chống dị ứng hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin thường ở dạng lỏng hoặc xi-rô dùng cho trẻ nhỏ.
+ Thuốc xịt mũi được sử dụng để cung cấp thuốc chống dị ứng và steroid để đường mũi và thường được sử dụng ở trẻ em trên 6 tuổi. Thuốc xịt mũi chống dị ứng giúp giảm các triệu chứng ngứa và hắt hơi trong khi steroid được sử dụng để kiểm soát chứng viêm màng mũi và có thể giúp giảm các triệu chứng mắt .
+ Thuốc nhỏ mắt có thể đặc biệt hiệu quả nếu các triệu chứng mắt là một trong những triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng. Nhiều thuốc nhỏ mắt có chứa cromoglicate , hoạt động bằng cách ngăn chặn các phản ứng của các tế bào giải phóng histamin trong một phản ứng dị ứng và có thể là một lựa chọn kháng histamin hữu ích trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
Các biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng - Đầu tiên, việc xét nghiệm dị ứng sẽ rất hiệu quả trong việc xác định chất gây dị ứng gây ra các triệu chứng của viêm mũi. Đối với một số chất gây dị ứng, cha mẹ có thể chú ý cách ly các nhân tố gây dị ứng như động vật và vật nuôi của gia đình mình và gia đình người khác.
- Nhà cửa và các đồ dung nội thất mềm như thảm trải, nệm cần được hút bụi vì bụi và nấm mốc là những mối nguy cơ gây dị ứng cao.
- Tránh cho bé đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió hoặc sau cơn dông
- Đeo kính mặt trời để bảo vệ đôi mắt của bé.
- Phụ huynh nên rửa mặt và mái tóc cho bé nếu bé vừa vui chơi bên ngoài về (vì các hạt phấn hoa có xu hướng dính vào da và tóc của bé)
- Cửa sổ giữ tắt đặc biệt là vào buổi sáng và buổi tối (khi phấn hoa được phát tán ra ngoài không khí)
- Tránh phơi quần áo ngoài trời ban đêm vì phấn hoa có thể bám vào quần áo của bé.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về viêm mũi dị ứng - phổ biến nhất trong tất cả các loại dị ứng ở trẻ em. Việc xác định sớm các vấn đề về dị ứng ở trẻ sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm số ngày phải nghỉ học của bé và cha mẹ có thể yên tâm trong công việc mà không phải quá lo lắng về tình trạng của bé.
Viêm mũi dị ứng gây ra chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt hoặc tắc nghẽn mũi. Bên cạnh đó, trẻ bị dị ứng cũng có thể bị ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt và gặp các vấn đề tai mãn tính. Loại dị ứng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào của năm - theo mùa hoặc quanh năm và không gây ra sốt.
- Nghẹt mũi:
Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất của nghẹt mũi mãn tính ở trẻ em. Đôi khi mũi của một đứa trẻ bị ách tắc (bị chặn) khiến bé phải hít thở qua miệng, đặc biệt là trong khi ngủ. Điều này cũng có thể làm trẻ không có được một đêm ngủ ngon giấc và sau đó trở nên mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nếu việc tắc nghẽn và thở bằng miệng không được điều trị kịp thời, có thể có những thay đổi bất thường về sự phát triển của răng và xương khuôn mặt.
- Nhiễm trùng dị ứng và taiDị ứng dẫn đến viêm tai và có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng dẫn đến nhiễm trùng tai và giảm thính lực. Nếu điều này xảy ra khi bé đang tập nói, khả năng ngôn ngữ nói sẽ bị suy giảm đáng kể. Dị ứng có thể gây ra đau tai cũng như ngứa tai, nặng hơn là viêm tai mãn tính.
Bác sĩ sẽ điều trị viêm mũi dị ứng cho bé như thế nào?- Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm viêm.
+ Thuốc chống dị ứng hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin thường ở dạng lỏng hoặc xi-rô dùng cho trẻ nhỏ.
+ Thuốc xịt mũi được sử dụng để cung cấp thuốc chống dị ứng và steroid để đường mũi và thường được sử dụng ở trẻ em trên 6 tuổi. Thuốc xịt mũi chống dị ứng giúp giảm các triệu chứng ngứa và hắt hơi trong khi steroid được sử dụng để kiểm soát chứng viêm màng mũi và có thể giúp giảm các triệu chứng mắt .
+ Thuốc nhỏ mắt có thể đặc biệt hiệu quả nếu các triệu chứng mắt là một trong những triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng. Nhiều thuốc nhỏ mắt có chứa cromoglicate , hoạt động bằng cách ngăn chặn các phản ứng của các tế bào giải phóng histamin trong một phản ứng dị ứng và có thể là một lựa chọn kháng histamin hữu ích trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
Các biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng - Đầu tiên, việc xét nghiệm dị ứng sẽ rất hiệu quả trong việc xác định chất gây dị ứng gây ra các triệu chứng của viêm mũi. Đối với một số chất gây dị ứng, cha mẹ có thể chú ý cách ly các nhân tố gây dị ứng như động vật và vật nuôi của gia đình mình và gia đình người khác.
- Nhà cửa và các đồ dung nội thất mềm như thảm trải, nệm cần được hút bụi vì bụi và nấm mốc là những mối nguy cơ gây dị ứng cao.
- Tránh cho bé đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió hoặc sau cơn dông
- Đeo kính mặt trời để bảo vệ đôi mắt của bé.
- Phụ huynh nên rửa mặt và mái tóc cho bé nếu bé vừa vui chơi bên ngoài về (vì các hạt phấn hoa có xu hướng dính vào da và tóc của bé)
- Cửa sổ giữ tắt đặc biệt là vào buổi sáng và buổi tối (khi phấn hoa được phát tán ra ngoài không khí)
- Tránh phơi quần áo ngoài trời ban đêm vì phấn hoa có thể bám vào quần áo của bé.
Biên dịch và tổng hợp: Phương Anh.
Nguồn tham khảo http://www.allergyuk.org/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét