Trong đời sống thường ngày, sẽ không tránh khỏi những lúc ta cần có hiểu biết để xử lí và chăm sóc các vết thương trên cơ thể. Hôm nay Bé Khỏe Bé Ngoan sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức căn bản về vết thương và việc chăm sóc chúng hiệu quả giúp phòng tránh nhiễm trùng và ngăn cản ngõ vào của các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như uốn ván, viêm gan siêu vi B, HIV,… nhé!
Vết thương là gì? Da là tổ chức bảo vệ bên ngoài cơ thể, ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, khi có bất kì một nguyên nhân nào làm da bị trầy, rách hoặc các thủ thuật xâm lấn có chủ ý thì gọi là có vết thương. Khi có vết thương, dù lớn hay nhỏ cũng cần được chăm sóc chu đáo để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Mục đích của việc chăm sóc vết thương là gì? Mục đích của việc chăm sóc vết thương là ngăn ngừa sự nhiễm trùng tạo điều kiện giúp vết thương mau lành, thấm hút các dịch tiết, đắp thuốc vào vết thương và hỗ trợ cầm máu trong trường hợp chảy máu nhẹ.
Những nguyên tắc chung của chăm sóc vết thương:
- Tuyệt đối vô khuẩn
- Quan sát, phân loại vết thương trước khi chăm sóc
- Dùng đúng dịch sát khuẩn
- Thấm hút hết dịch tiết
- Khi thay băng không được gây đau cho bệnh nhân
- Vết thương phải được làm sạch sau mỗi lần thay băng
- Thực hiện thay băng hay chăm sóc nhanh, không được để trống vết thương lâu
- Rửa vết thương bên trong trước, sau đó rửa xung quanh (nếu vết thương quá dơ thì làm ngược lại nhưng phải thay kiềm gắp bông băng)
- Che chở vết thương đủ kín
- Chăm sóc vết thương luôn để ý đến thân nhiệt người bệnh
Phân loại các vết thương:
Mục đích là để có cách chăm sóc khác nhau với các vết thương khác nhau.
1) Vết thương vô khuẩn: là vết thương được tạo ra trong môi trường vô khuẩn, da và các tổ chức dưới da không bị nhiễm khuẩn, do dao mổ tạo ra, được khâu lại và băng kín sẵn trên bàn mổ.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Không thay băng hằng ngày
- Không nên rửa với các dung dịch chậm bốc hơi mà nên rửa với cồn iode, ether
- Không cần bôi, thoa thuốc sát khuẩn lên vết may (như thuốc đỏ, pomade)
- Che vết thương đủ kín (dùng vải thưa)
- Khi cắt chỉ phân nửa (mối cắt, mối thừa) thì mối chỉ ở 2 đầu vết may không cắt.
- Thời gian cắt chỉ khoảng 7-12 ngày, ở mặt thì cắt sớm vào ngày 5 để tránh sẹo.
- Trước khi cắt chỉ phải thay băng trong trường hợp thấy băng bị tróc, bị dơ ướt và nghi ngờ có nhiễm khuẩn.
- Các dấu hiệu nghi ngờ vết may nhiễm khuẩn: đau nơi may, tăng thân nhiệt, vết may viêm tấy đỏ.
- Đúng ngày qui định cắt chỉ, cắt hết chỉ hay cắt ½ chỉ may tùy theo vết may dài/ngắn và lành tốt hay không.
- Nếu vết may ở bụng thì sau khi cắt chỉ nên băng cuộn bên ngoài để tránh cử động.
2) Vết thương nhiễm khuẩn thường: là vết thương được tạo ra trong môi trường không vô trùng như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp. Nếu không được chăm sóc chu đáo từ ban đầu thì có thể bị nung mủ và có mùi hôi.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Thấm hút hết dịch tiết bằng gòn
- Băng ướt nên thay ngay
- Nếu vết thương tiết nhiều chất dịch thì nên bảo vệ da xung quanh bằng cách bôi các chất trơn. (Ví dụ như bôi vaseline khi bị phỏng)
- Quan sát vết thương hằng ngày để đổi dung dịch sát khuẩn phù hợp
- Đối với vết thương có chảy máu nên rửa bằng oxy già, và đắp vải thưa và băng nén chặt.
- Nếu chất tiết ở vết thương quá đặc (mủ), mặt vết thương đóng một lớp mủ khó chùi hoặc là các chất nhày không tróc ra được, có thể đắp ướt với Eau Dakin để chất mềm ra, dễ chùi rửa hoặc cắt lọc.
3) Vết thương dẫn lưu bằng tim vải: vết thương có thể sâu hoặc cạn, bên trong có chứa một lượng dịch mủ.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Thấm ướt tim vải trước khi nhét vào
- Không nén chặt tim vải để thấm dịch
- Những ngày đầu nhiều mủ nhét tim vải tận đáy, sau đó nhét cạn dần
- Có thể có nhiều tim nhưng phải chừa mối bên ngoài
4) Vết thương dẫn lưu: là vết thương có dịch bên trong nhưng được dẫn lưu ra bên ngoài bởi 1 ống cao su do bác sĩ đặt.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Thực hiện theo đúng chỉ định về đặt và rút ống
- Đặt người bệnh nằm nghiêng về phía ống để dịch dễ chảy ra
- Khi chăm sóc có ống dẫn lưu thì phải biết người bệnh dẫn lưu gì và mổ gì
- Mỗi lần thay băng phải quan sát lượng dịch ra mỗi ngày
- Thay băng phải đảm bảo vô khuẩn, nếu không vi khuẩn sẽ vào ngược dòng gây nhiễm trùng.
- Tuyệt đối vô khuẩn
- Quan sát, phân loại vết thương trước khi chăm sóc
- Dùng đúng dịch sát khuẩn
- Thấm hút hết dịch tiết
- Khi thay băng không được gây đau cho bệnh nhân
- Vết thương phải được làm sạch sau mỗi lần thay băng
- Thực hiện thay băng hay chăm sóc nhanh, không được để trống vết thương lâu
- Rửa vết thương bên trong trước, sau đó rửa xung quanh (nếu vết thương quá dơ thì làm ngược lại nhưng phải thay kiềm gắp bông băng)
- Che chở vết thương đủ kín
- Chăm sóc vết thương luôn để ý đến thân nhiệt người bệnh
Phân loại các vết thương:
Mục đích là để có cách chăm sóc khác nhau với các vết thương khác nhau.
1) Vết thương vô khuẩn: là vết thương được tạo ra trong môi trường vô khuẩn, da và các tổ chức dưới da không bị nhiễm khuẩn, do dao mổ tạo ra, được khâu lại và băng kín sẵn trên bàn mổ.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Không thay băng hằng ngày
- Không nên rửa với các dung dịch chậm bốc hơi mà nên rửa với cồn iode, ether
- Không cần bôi, thoa thuốc sát khuẩn lên vết may (như thuốc đỏ, pomade)
- Che vết thương đủ kín (dùng vải thưa)
- Khi cắt chỉ phân nửa (mối cắt, mối thừa) thì mối chỉ ở 2 đầu vết may không cắt.
- Thời gian cắt chỉ khoảng 7-12 ngày, ở mặt thì cắt sớm vào ngày 5 để tránh sẹo.
- Trước khi cắt chỉ phải thay băng trong trường hợp thấy băng bị tróc, bị dơ ướt và nghi ngờ có nhiễm khuẩn.
- Các dấu hiệu nghi ngờ vết may nhiễm khuẩn: đau nơi may, tăng thân nhiệt, vết may viêm tấy đỏ.
- Đúng ngày qui định cắt chỉ, cắt hết chỉ hay cắt ½ chỉ may tùy theo vết may dài/ngắn và lành tốt hay không.
- Nếu vết may ở bụng thì sau khi cắt chỉ nên băng cuộn bên ngoài để tránh cử động.
2) Vết thương nhiễm khuẩn thường: là vết thương được tạo ra trong môi trường không vô trùng như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp. Nếu không được chăm sóc chu đáo từ ban đầu thì có thể bị nung mủ và có mùi hôi.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Thấm hút hết dịch tiết bằng gòn
- Băng ướt nên thay ngay
- Nếu vết thương tiết nhiều chất dịch thì nên bảo vệ da xung quanh bằng cách bôi các chất trơn. (Ví dụ như bôi vaseline khi bị phỏng)
- Quan sát vết thương hằng ngày để đổi dung dịch sát khuẩn phù hợp
- Đối với vết thương có chảy máu nên rửa bằng oxy già, và đắp vải thưa và băng nén chặt.
- Nếu chất tiết ở vết thương quá đặc (mủ), mặt vết thương đóng một lớp mủ khó chùi hoặc là các chất nhày không tróc ra được, có thể đắp ướt với Eau Dakin để chất mềm ra, dễ chùi rửa hoặc cắt lọc.
3) Vết thương dẫn lưu bằng tim vải: vết thương có thể sâu hoặc cạn, bên trong có chứa một lượng dịch mủ.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Thấm ướt tim vải trước khi nhét vào
- Không nén chặt tim vải để thấm dịch
- Những ngày đầu nhiều mủ nhét tim vải tận đáy, sau đó nhét cạn dần
- Có thể có nhiều tim nhưng phải chừa mối bên ngoài
4) Vết thương dẫn lưu: là vết thương có dịch bên trong nhưng được dẫn lưu ra bên ngoài bởi 1 ống cao su do bác sĩ đặt.
• Nguyên tắc chăm sóc:
- Thực hiện theo đúng chỉ định về đặt và rút ống
- Đặt người bệnh nằm nghiêng về phía ống để dịch dễ chảy ra
- Khi chăm sóc có ống dẫn lưu thì phải biết người bệnh dẫn lưu gì và mổ gì
- Mỗi lần thay băng phải quan sát lượng dịch ra mỗi ngày
- Thay băng phải đảm bảo vô khuẩn, nếu không vi khuẩn sẽ vào ngược dòng gây nhiễm trùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét